Quạt phiến, quạt không xếp Quạt tay

Quạt phiến khác quạt xếp là giữ nguyên một dạng dẹp, làm bằng vật liệu nhẹ như mo cau, giấy, lá cây hay lông chim,... Nếu làm bằng giang, tre thì vót mỏng thành lạt rồi đan lại thành một mảnh dẹp. Ở Việt Nam, vùng Thạch Thất có truyền thống đan quạt đã lâu đời,[4] nhưng ngành thủ công này đòi hỏi nhiều thì giờ nên số người đan quạt từ thập niên 1990 trở đi ngày càng ít mặc dù đã có cải tiến về kỹ thuật và mẫu mã để thích ứng với thị trường.[5]

Quạt mo là loại quạt đơn giản nhất, cắt thẳng từ mo cau đã phơi khô rồi ép dẹp cho khỏi vênh.[6] Quạt mo gắn bó với cái chất phác giản dị của miền quê Việt Nam như trong ca dao

"Thằng Bờm có cái quạt mo,phú ông xin đổi ba bò chín trâu..."

Quạt nan cũng là loại quạt dân giả, tạo bằng một thanh tre thẳng rồi đan thêm một mảnh hình bán nguyệt bằng lạt giang. Dạng quạt này coi như một đặc trưng của người Việt.

Lạt cây giang (Maclurochloa tonkinensis) cũng được dùng đan thành loại quạt có hình dạng như lá cây đề nên gọi là quạt lá đề.[7] Lá gồi tước ra rồi đan lại thành một phiến tròn thì gọi là quạt lá sen. Kiểu cách hơn là quạt ba tiêu, đan bằng tre, hình dạng quạt như thùng đàn ghi ta. Quạt này xuất phát từ Trung Hoa.

Liên quan